Hội thảo Chuyên đề

Thường xuyên tổ chức các buổi Hội thảo Chuyên đề với các Chuyên gia khách mời

Chuyên mục Những màu sắc Tâm hồn

Sân chơi khám phá giá trị dành cho giới trẻ

Chuyên mục Suy tưởng Mỗi ngày

Chuyên trang Facebook.com/SuyTuongMoiNgay

TRẠM THIỀN TRƯA

30 phút thiền trưa giúp quản lý stress

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

GIẢI PHẪU MỘT CUỘC TRANH CÃI - DIỄN GIẢ MIKE GEORGE


Dường như rất nhiều người lớn lên trong hoàn cảnh nơi việc tranh cãi là một nét sống quen thuộc trong cuộc sống gia đình. Họ phát triển thiên hướng tranh cãi ngay từ đầu đời và rồi trong suốt cuộc đời sau này, ta thường thấy họ tìm kiếm một cuộc tranh cãi dù là ý thức hay vô thức. Và khi họ không hề có động cơ tiêu cực (chỉ là thói quen), những người khác cũng cảm thấy chán ngán và đôi lúc phát bực lên vì cái bản tính ưa tranh cãi của họ.



Bạn có bao giờ tranh cãi không? Khi ta tranh cãi nghĩa là ta có một quan điểm, và trái tim của quan điểm của ta chính là niềm tin. Khi ta nghe thấy niềm tin của người khác, ta liền cãi lại bởi ta thấy rằng niềm tin của họ trực tiếp là một mối nguy đối với ta. Vì sao? Bởi ta đã chấp vào đó, và đã đồng nhất mình với nó, với cái niềm tin của ta. Và thế là ta giải mã rằng niềm tin của người khác như là một cuộc công kích cá nhân. Trước khi biết được điều đó, hoặc ta kháng cự, hoặc tấn công, nghĩ là ta tạo nên cả nỗi sợ hãi lẫn thói hung hăng, hiếu chiến, nghĩa là ta đang tự gây ra những đau đớn về mặt cảm xúc cho chính mình.

Rất nhiều người đến với một buổi nói chuyện “trang bị” với các quan điểm của mình, chuẩn bị phòng thủ cho niềm tin của mình, và sẵn sàng chiến đấu. Tước vũ khí của họ thật dễ dàng. Tất cả những gì bạn cần nói là, “Thật là một cách nhìn nhận thú vị. Không chắc là tôi cùng quan điểm với anh, nhưng tôi cũng đã thấy được anh nhìn nhận thế nào.” Nếu ta thấy khó mà làm được như vậy là bởi vì ta tin rằng mình mới đúng và ta muốn chứng minh rằng mình đúng, còn họ thì sai, bởi khi ta đúng ta thấy hạnh phúc! Ta đúng thì ta thấy mình giỏi giang, và cảm thấy mình giỏi giang là cách tuyệt vời nhất để tránh được cái khả năng cảm thấy kém cỏi. Thế là mình đúng, mình giỏi giang và mình hạnh phúc trở nên đồng nghĩa với nhau. Nhưng hiển nhiên, đó không phải hạnh phúc đích thực bởi trong quá trình cố gắng chứng tỏ cái đúng của mình, ta bị căng thẳng và thậm chí nổi cáu vì người kia không “hiểu ra” hay thừa nhận ra “tôi đúng”. Khả năng thua cuộc tranh luận trở thành khả năng mất mặt. 

Và rồi có những người cố tình tìm kiếm một cuộc tranh cãi bất kể ai đúng ai sai. Họ hậm hực muốn chiến đấu để có thể bao biện và thỏa mãn cho thói nghiện ngập với những cảm xúc như lo âu, giận giữ và có thể cả ghét bỏ nữa. Như bị nghiện nặng, nếu đã cho những cảm xúc này vào rồi, chúng sẽ phải “được cảm thấy” mỗi ngày. Cứ như vậy, một số người cứ thế phát triển “thái độ tranh cãi”. Họ thách thức rằng “ Nào, tôi thách anh dám trái quan điểm với tôi đấy”, như thế cũng là nói rằng “Nào, ấn nút của tôi đi, làm tới đi”! 

Nhưng có một quan điểm thì cũng tốt chứ sao. Nếu ta không có một quan điểm về những vấn đề quan trọng mà ta tin tưởng thì ta sẽ bị coi là yếu đuối – phải thế không? Và nếu ta không đứng lên và đấu tranh cho điều đúng trong quan điểm của mình, có thể ta sẽ bị coi là nhu nhược, ba phải, là không có chính kiến. Chính vì thế mà có những người cứ khư khư giữ lấy một quan điểm về bất cứ cái gì và về tất cả mọi thứ. Nhưng khoan đã nào – vào cái khoảnh khắc ta thể hiện quan điểm của mình, nếu như ta lại tự vệ để giữ vị trí của mình hoặc ta đang phòng thủ để chống lại một quan điểm khác, thì đó chính là chỗ sinh ra mâu thuẫn và là hạt mầm của đấu đá. Tất cả các cuộc đấu đá, căn nguyên đều do khác biệt về quan điểm, là sự va chạm niềm tin, và những cảm xúc và hành động kéo theo thì trước hết là bạo lực với chính mình, và sau đó là xâm phạm người khác. Sau đó sự thật này bị che đậy bằng luận điệu rằng,  “Ta phải mạnh để chiến đấu quyết liệt”, thực chất chỉ là một cách trốn tránh, “Ta không đủ mạnh để ‘bỏ qua’ cái nhu cầu là mình phải đúng” và “Ta không có dũng khí hay lòng kiên nhẫn để chuyển một cuộc tranh cãi thành đối thoại”... và nguyên tắc đầu tiên của đối thoại luôn là tìm cách để thực sự thấu hiểu chỗ đứng và do đó hiểu được quan điểm nhìn nhận của họ. 



Cần phải có dũng cảm để có một quan điểm, mà vẫn hoàn toàn quan tâm hứng thú với quan điểm của người khác tới mức ta sẵn lòng thay đổi cách nhìn của mình! Điều này nói lên rằng, “Tôi linh hoạt và tôi công nhận rằng có rất nhiều góc nhìn”. Nó chỉ ra rằng “Tôi khiêm nhường để học hỏi từ anh”, và “tôi tìm kiếm để gặp gỡ anh ở những điểm chung mà ta chia sẻ, chứ không phải đấu đá với anh vì một lãnh thổ đã được công bố”.

Đâu là sự khác biệt giữa một cuộc thảo luận, một cuộc đối thoại và một cuộc tranh cãi? Nói ngắn gọn, một cuộc thảo luận là trao đổi quan điểm một cách cởi mở, một cuộc đối thoại là là cùng nhau khám phá ý nghĩa còn một cuộc tranh cãi là một cuộc chiến quan điểm. 

Một cuộc tranh cãi là sự gặp gỡ giữa hai cái đầu khép kín. Một cuộc thảo luận sẽ chỉ xảy ra khi ta cởi mở trước ý kiến của người khác. Một cuộc đối thoại chỉ diễn ra khi hai bên tham gia hợp tác để khơi mở một trí tuệ uyên thâm hơn và đồng sáng tạo nên một hiểu biết mới. Trong một cuộc tranh cãi 1 + 1 = chẳng gì cả. Trong một cuộc thảo luận 1 + 1 = 2.  Trong một cuộc đối thoại 1 + 1 = 3.  Trong đối thoại thì nghe nhiều hơn nói, trong một cuộc thảo luận thì có sự trao đổi ngang bằng giữa những người bạn, còn trong một cuộc tranh cãi thì có chiến tranh! Một tâm hồn được khai sáng sẽ đi từ một cuộc tranh cãi, sang thảo luận đến đối thoại, một qui trình được định hướng không chỉ bằng nhu cầu rằng mình đúng, mà bằng một lòng cầu thị chân thành cùng với ý định muốn thấu hiểu người kia. Sự có mặt của lòng hiếu kì thường là một dấu hiệu tốt của sự thiếu vắng cái tôi.


Một hôm có ba học trò đến gặp sư phụ của mình. Vị sư phụ cầm trên tay một bông hoa và hỏi các trò thấy hoa màu gì. Trò đầu tiên đáp, “màu đỏ gạch”. Vị sư phụ nói, “Con nói đúng”. Trò thứ hai đáp “Con thấy màu tím biếc”. Và sư phụ đáp rằng “Con nói đúng.” Học trò thứ ba nói, “nhưng, thưa thầy, không thể nào cả hai đều đúng được.” Sư phụ trả lời, “Con nói đúng”! 

Câu hỏi: Bạn thấy mình hay tranh cãi với ai nhiều nhất, bất kể bằng lời hay bằng ý nghĩ, bạn tranh cãi với họ về vấn đề gì, và vì sao bạn lại tranh cãi với họ... một cách thực sự?

Suy ngẫm: Hãy hình dung mình đang trao đổi ý kiến với người đó và bạn đang lắng nghe chăm chú nhất và đến cuối cuộc trò chuyện, bạn để cho họ nói lời kết. Cuộc trò chuyện sẽ ra sao nhỉ?

Hành động: Tuần này, hãy thực hành đối thoại với một người khác. Hãy chọn một người, một chủ đề, một nơi gặp nhau, chọn ra ba câu hỏi xoay quanh chủ đề và rồi khai thác thông tin từ bộ não của nhau bằng cách đặt câu hỏi một cách tự nhiên, trôi chảy. 

Mike George
Inner Space chuyển ngữ


Đọc thêm những bài viết khác của tác giả Mike George

 NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO TỪ TRÁI TIM

 CÓ PHẢI THÀNH CÔNG LÀ ‘NHIỀU THÊM NỮA’?

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

HỌC CÁCH YÊU THƯƠNG VÀ QUÝ TRỌNG BẢN THÂN

Inner Space gửi đến bạn một số phản hồi/ trải nghiệm/ cảm nhận của học viên đã tham gia Khóa học "QUÝ TRỌNG BẢN THÂN" kết thúc 05/06/2015.

HỌC CÁCH YÊU THƯƠNG VÀ QUÝ TRỌNG BẢN THÂN
“Sau khi kết thúc khoá học này, tôi thấy cuộc sống này đẹp hơn biết bao nhiêu. Tôi thấy yêu quí bản thân mình hơn, biết chấp nhận tính cách của người khác và thấy cuộc đời đẹp hơn.” – N.T.Nhung, Giáo viên

“Cả lớp ra hồ sen trong buổi chiều tà, bầu trời huyền diệu giữa không gian thiên nhiên, tận hưởng, chia sẻ về cuộc sống, điểm mạnh của mình.” – N.T.Huệ

“Khi tham gia khoá học, tôi đã nhận được rất nhiều điều tuyệt vời. Tôi tự tin hơn, tôi tôn trọng và yêu thương những người xung quanh hơn, và hơn hết, tôi đã biết quí trọng bản thân mình.
Tôi đã nhận ra điểm mạnh của mình, không tự so sánh bản thân mình với người khác. Khi người khác mắc sai lầm, tôi không phán xét hay đánh giá họ, tôi biết nhìn vấn đề ở một khía cạnh khác để rồi thông hiểu và tha thứ cho họ.
Dù đối mặt với chuyện gì, tốt hay xấu, tôi cam kết tôi luôn là tôi, tôi tự tin là tôi, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tốt bên ngoài.” – N.T.Kiên, Sinh viên, Đại học Xây dựng

“Tôi yêu và trân quý bản thân, giảm dần lời nói tiêu cực cho bản thân. Tôi cảm thấy mình mạnh mẽ trước những lời bình phẩm.” – N.T.B.Ngọc

“Từ trước đến giờ em vẫn sống dựa vào những thứ bên ngoài, và sau khi học khoá học xong, em tin tưởng và quan tâm đến bản thân mình hơn. Em hiểu chấp nhận không có nghĩa là đồng tình với sự việc đã xảy ra mà chỉ đồng ý rằng nó đã xảy ra. Và tha thứ giúp em thanh thản.
Mỗi ngày em sẽ bổ sung những suy nghĩ tốt đẹp, giữ vững tinh thần, giữ được sự bình an, yên ổn như mỗi lần đến đây.

Trước khi đến đây, em đã không có ý định kết bạn với ai cả, nhưng sau một lần làm bài trắc nghiệm, em và một chị đã làm bạn với nhau.” – P.T.B.Ngọc, Sinh viên, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

“Em học được những bài học về sự nhận thức tính cốt lõi. Em chịu khó uống nước hơn, chăm nhìm nhận vấn đề theo khía cạnh tích cực hơn.” – T.T.M.Hoà

“Khoá học giúp tôi nhận ra bản thân mình thật xịn. Tôi bình an và giá trị của tôi thật tuyệt vời, tôi hạnh phúc và sẽ chia điều đó với mọi người. Tôi dành thời gian để nhìn lại mình, nhìn nhận sự việc dưới một góc nhìn sâu lắng và tĩnh tại hơn. Tôi trung thực hơn với bản thân mình.
Khi tôi thay đổi, để yên mọi chuyện, tôi thấy những người xung quanh tốt hơn với tôi, yêu thương bản thân họ hơn. Tôi sẽ chia sẻ những giá trị của bản thân tới những người xung quanh. Tôi là một người lạc quan, đầy yêu thương và tôi quí trọng bản thân mình.” – L.T.Mạnh, Chuyên viên tư vấn

“Em nhận ra khi bạn thân thiện, mở lòng với mọi người thì họ cũng sẽ làm điều tương tự với mình. Em đã áp dụng 10 phút đầu tiên mỗi ngày và duy trì thói quen tập thể dục. Em sẽ luôn nhìn vào mặt mạnh của bản thân và cả của những người khác để hiểu mình hơn. Và khi đã hiểu mình, em tin là sẽ hiểu được người khác.” – H.X.Đạt, Sinh viên, Đại học Bách khoa Hà Nội

“Khoá học làm em cảm thấy sức mạnh nội tâm giúp con người thật sự mạnh mẽ hơn. Em bắt đầu cảm thấy con người mình ngày nào cũng có những thay đổi từ bên trong và không đổ lỗi cho người khác về tình trạng của bản thân.” – N.T.C.Tú, Nhân viên y tế, BV Châm cứu Trung ương

“Nhận ra được thước đo giá trị đích thực cho con người mình không phải vật chất mà là khả năng đương đầu và vượt qua thử thách. Được nghe chia sẻ của chị gái ruột (bình thường không có thời gian)” – N.C.Nhi, Sinh viên, Đại học Hà Nội

“Một khoá học bổ ích, một không gian tuyệt vời để bản thân được tĩnh tại, nhìn lại và cảm nhận về con người thực sự của mình.” – P.T.H.Diệu, Tư vấn


Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

INNER SPACE CAFE THÁNG 9 - THÁNG HỢP TÁC [13.09.2015]

INNER SPACE CAFE THÁNG 7 - THÁNG HỢP TÁC [13.09.2015]
NGUYÊN LIỆU NẤU MÓN "HỢP TÁC" ?
14h30:17h30 Chủ nhật 13.09.2015
Đối tượng: Các bạn trẻ có độ tuổi từ 18 tuổi đến 25 tuổi.
Học phí: Inner Space hoạt động dựa vào sự đóng góp từ các tình nguyện viên, học viên và cộng đồng. Với thiện chí phục vụ cộng đồng, tất cả các hoạt động tại Inner Space đều không tính phí. Học viên có thể tự nguyện bỏ vào HỘP ĐÓNG GÓP tại phòng học. Mọi đóng góp tự nguyện của các học viên đều nhằm mục đích duy trì các hoạt động của Inner Space phục vụ cộng đồng.

Thể lệ đăng kí:

 Các bạn trẻ chưa từng đăng ký thông tin cá nhân tại Inner Space, mời bạn đến đăng kí trực tiếp tại số 18, ngõ 76 Tô Ngọc Vân . Lưu ý cần đăng ký trước khi khoá sổ.

 Giờ làm việc: 8h00 -12h00 và 14h00 -18h00 các ngày trong tuần, cả thứ Bảy và Chủ nhật. SĐT: 04 3537 6510. Bản đồ tới Inner Space Hà Nội xem link sau http://Bit.ly/ISLienHe. 

 Học viên đã đăng ký thông tin tại Inner Space có thể đăng kí qua link http://bit.ly/HopTac2015

 Chương trình Inner Space không nhận đăng ký qua website hay facebook.

    Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

    Thiền định cho những người vô cùng bận rộn

    THIEN-DINH-CHO-NGUOI-VO-CUNG-BAN-RON

    Mỗi ngày, hãy dành ra từ 10 đến 20 phút để “hẹn hò với chính mình”:

     Tìm một góc yên tĩnh và thoáng đãng.  Có thể để ánh sáng dịu nhẹ. Bật vài khúc nhạc thư giãn (tránh các dòng nhạc cảm xúc). 

     Ngồi thẳng người, thả lỏng tự nhiên. Có thể ngồi lên tấm đệm trên sàn hoặc ngồi trên ghế. Hơi thở đều, sâu và chậm rãi. 

     Mở mắt mà không để mắt quá căng hay nhìn chằm chằm. Hãy để mắt nhẹ nhàng hướng vào một điểm nào đó phía trước.

     Nhẹ nhàng rút lui mọi sự chú ý vào cảnh vật hay âm thanh xung quanh.

     Bắt đầu quan sát dòng suy nghĩ bên trong tâm trí mình.

     Không cố ngừng suy nghĩ, hãy chỉ là một người quan sát: không phán xét, cũng như không để cho suy nghĩ cuốn mình đi.

     Dần dần, những suy nghĩ sẽ chậm lại và bạn sẽ bắt đầu cảm thấy bình yên hơn.

     Hãy tạo ra một suy nghĩ về bản thân, chẳng hạn như “Tôi bình yên”

     Hãy giữ ý nghĩ đó trên màn hình tâm trí, hình dung mình thật bình yên, thanh thản và tĩnh tại.

     trong ý thức này càng lâu càng tốt. Nếu có suy nghĩ hay kí ức nào chen ngang lúc này, chớ chán nản hay “đánh nhau” với chúng. Hãy cứ chỉ nhẹ nhàng quan sát chúng trôi qua và rồi bạn lại quay trở lại với suy nghĩ đã tạo ra lúc trước “Tôi bình yên”.

     Hãy nhận ra và trân quí những cảm giác tích cực và những suy nghĩ tích cực khác có thể sinh ra từ ý nghĩ trên.

     Ở trong trải nghiệm/cảm nhận này trong vài phút. Nhận biết những ý nghĩ không liên quan đến trải nghiệm này.

     Kết thúc khoảng thiền bằng cách nhắm mắt lại vài giây và cảm nhận sự yên tĩnh trong tâm hồn.

    Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

    SỐNG TÍCH CỰC - CÁCH SỐNG LẠC QUAN

    Inner Space gửi đến bạn một số Cảm nhận/ Trải nghiệm/ Phản hồi từ học viên Khóa học SỐNG TÍCH CỰC - Kết thúc ngày 27.7.2015
    SỐNG TÍCH CỰC - CÁCH SỐNG LẠC QUAN
    “Tôi thích những kiến thức về sức mạnh của suy nghĩ mà tôi chưa từng biết.” – V.K.Trung, Nhân viên, ENV
    “Tôi học được cách sống có trách nhiệm với chính bản thân mình và nhìn mọi người một cách vị tha, yêu thương và cảm thông hơn. Thói quen tốt có thể học được miễn là tôi có đủ quyết tâm và nỗ lực.” – T.Hiền
    “Tôi bớt cáu giận khi gặp chuyện khó chịu.” – L.N.Diệp, Biên dịch viên
    “Tôi đã nhận ra việc tôi đã đau khổ trong suốt thời gian qua chỉ làm tổn thương chính tôi và gia đình tôi. Tôi đang thực tập việc phân lớp để quan sát và tìm những điều tốt đẹp của mọi người xung quanh để trao đi những mong ước tốt đẹp.
    Tôi thấy mình rất ham học và tiếp thu được rất nhiều kiến thức. Tôi rất thích cảm giác thiền trong bài nhận thức bản thân, tôi là yêu thương, tôi là trí tuệ, tôi là bình an, tôi là sức mạnh, tôi là hạnh phúc. Tôi đã gần như xoá bỏ được mâu thuẫn trong gia đình.” – N.T.M.Hạnh
    “Em yêu cuộc sống nhiều hơn, biết ơn và dễ dàng vượt qua mọi trở ngại. Sức mạnh suy nghĩ giúp em luôn mạnh mẽ, em luôn mong mọi người đều bình an và hạnh phúc. Em nhận ra mình cần phải học nhiều hơn, và khu vườn nội tâm của em cũng đẹp đấy chứ.” – P.T.T.Hà, Sinh viên, Học viện SY dược học cổ truyền
    “Tôi có thể làm chủ chính suy nghĩ, cảm xúc và cuộc sống của mình. Tôi học được phương pháp bình an tâm trí. Khi những khó khăn hay những điều không mong muốn tới, tôi vẫn nhìn ra những điều tích cực và vui vẻ sống.” – V.T.Mỹ
    “Kiềm chế bớt sự nóng nảy là điều em luôn tìm kiếm. Đến với sống tích cực, em biết được ba chữ “W” đầu tiên WATCH – WAIT – WISE. Những điều này sẽ giúp em rất nhiều trong cuộc hành trình tiếp theo của mình.” – T.V.Anh
    “Bản thân mình là sự bình an, hạnh phúc, trí tuệ, mạnh mẽ, yêu thương.
    Trước khi đến với khoá học, em đang dạy thêm một cô bé rất yếu trong kết quả học tập. Bằng cách CHẤP NHẬN và TRUYỀN CẢM HỨNG cho em ấy, em đã dần nhận thấy sự biến chuyển tích cực, điều em không thể tìm thấy trước đây khi nản chí.” – N.T.Trang, Nhân viên, Ngân hàng SHB
    “Tôi có khả năng ảnh hưởng tới người xung quanh tôi bằng cách tìm hiểu, yêu thương và tạo ra sự bình an trong mình. Viết ra và tập trung vào 10 điểm tốt ở một người tôi có chút mâu thuẫn. Kết quả tôi tìm được sự bình an và tươi mới bên trong để ít nhất là hành động sáng suốt, ăn nói từ tốn và cải thiện tình huống.” – N.K.Linh
    “Luôn chọn cách sống tích cực bắt đầu mỗi ngày.” – N.T.Hải
    “Tôi thích bình an mà tôi tìm được trong một số thời điểm tại khoá học. Tôi dự định sẽ áp dụng việc giảm kỳ vọng và tăng ước mơ tốt đẹp.” -  N.H.Long, Ngân hàng An Bình
    “Hãy tạo ra và chia sẻ nhiều hơn giá trị tích cực trong cuộc sống.” – N.T.Tú
    “Thấu hiểu hơn con người bên trong, luôn nghĩ tốt về người khác. Dừng lại quan sát để thấu hiểu người khác nhiều hơn.” – V.T.Nhung, Nhân viên IT
    “Thiền để xem lại vấn đề và trân trọng sự tồn tại của người đó trong đời mình. Kết quả là bây giờ mối quan hệ của tôi với người đó được thay đổi theo chiều hướng tích cực và tôi rất vui.” – N.H.Linh
    “Tôi nhận ra mình có thể thay đổi cuộc sống của mình tốt đẹp thật sự cho dù gặp bất cứ khó khăn nào. Tôi hiểu rõ hơn về suy nghĩ, năng lượng và tâm trí. Tôi học được chuyện gì cũng có lợi ích và tôi hướng về giải pháp để giải quyết được vấn đề. Tôi chịu trách nhiệm một trăm phần trăm về mình và tôi sẽ lựa chọn những điều tốt đẹp nhất.
    Tôi vui vẻ hơn, tôi mạnh mẽ hơn, tôi có thể làm những điều dễ dàng nhưng liên tục để cuộc sống tốt đẹp hơn. Tôi không kiểm soát và hướng ra bên ngoài. Tôi thực tập hướng vào bên trong và làm chủ tâm trí, suy nghĩ của mình. Tôi trao đi những mong muốn tốt đẹp nhiều hơn và hướng đến suy nghĩ tích cực.” – Đ.B.Thuỷ, Kế toán
    “Khoá học giúp em tìm lại chính mình, lấy lại thế cân bằng, thấy cuộc sống nhẹ nhàng hơn, yêu chính mình và cuộc đời hơn.” – V.T.Anh, Điều dưỡng, Bệnh viện Bạch Mai
    “Tình cảm ngày càng sâu đậm với người yêu nhờ biết cảm thông.” – N.Đ.Q.Minh, Sinh viên
    “Sống tích cực, bình an từng suy nghĩ
    Nhìn khách quan, nhìn tổng thể, đa chiều
    Dẫn năng lượng, tập trung vào ích lợi
    Trao niềm tin, sự tôn trọng, thương yêu
    Tôi là ai, tôi bình an, hạnh phúc
    Là tình yêu, là sức mạnh nội tâm
    Là trí tuệ, tôi tràn đầy năng lượng
    Cảm ơn đời mỗi sớm bình minh.”  - Đ.Tráng, Sinh viên
    “Phương pháp quan sát, tách rời giúp tôi thấy bình an và học hỏi hơn.” – N.TB.Ngọc

     CÓ THỂ BẠN MUỐN ĐỌC